Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Cây thuốc Lô hội (aloe vera) có dược tính được cả Đông và Tây y thừa nhận

Từ lâu, cây lô hội đã được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Ngay cả Hoa-Kỳ, vốn được xem là một nước rất dè dặt trong việc dùng thảo mộc để chữa bệnh, cũng đã dùng lô-hội trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã  khuyên dân chúng là mỗi nhà nên trồng một cây để vừa làm cảnh và vừa làm thuốc dùng khi cần cấp cứu vì phỏng. Bên cạnh tác dụng làm thuốc, lô hội còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng nhan sắc. Trong thực phẩm, lá lô hội dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá để nấu canh. Ngoài ra gel lô hội còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
  Việt Nam  cây lô hội còn gọi là nha đam và trong dân gian  lô hội còn đươc biết đến dưới nhiều tên khác nhau như du thông, tương tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ. Lô hội có tên khoa học là Aloe vera L.var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Sở dĩ cây có tên là lô hội vì nhựa cây khi cô lại có mầu đen có thể đóng thành bánh mà chữ “lô” trong hán văn có nghĩa là đen và “hội”  có nghĩa là  tụ đọng lại.
Lô hội là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh sau chuyển sang vàng.                               
Thành phần hóa học
Lô hội cung cấp hai dược liệu khác nhau:
1- Chất nhựa (latex): Ngay duới lớp da mỏng của lá cây lô hội có những tế bào đặc biệt (percyclic cells) chứa một chất nước cốt (juice). Khi chảy ra ngoài, nước cốt này tự cô đăc lại ở nhiệt độ bình thường thành chất nhựa mầu vàng rất đắng. Hoạt chất chứa trong chất nhựa này là hydroanthrone .
2- Chất keo đặc (gel):  Chất này có được bằng cách nghiền các tế bào nhày nằm phía trong lá tươi và chứa một loại polysaccharide gồm pectin, hemicellulose, glucomannan, acemannan và các chất chuyển hoá mannose..
Ngoài ra trong cây lô hội còn có nhiều chất khác nữa như phân hoá tố bradykinase, các amino acid, tannin, magnesium lactate, chất kháng prostaglandine…
Dược tính và tác dung trị bệnh
1- Theo Đông y
Lô hội đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào bốn kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
Tác dụng chữa bệnh của lô hội tùy theo bộ phận của cây được dùng làm thuốc. Sách Trung dược như Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục cho rằng lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa, sát trùng, giải độc. Chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở. Hoa lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị. Chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng...
Dưới đây là một số ứng dụng chữa bệnh của cây lô hội theo Đông y
- Chữa tiểu đuờng và cao huyết áp: Có nhiều cách dùng:
Lấy một nắm lá lô hội (loài Aloe vera) gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Lấy một nắm lá lô hội nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá lô hội lột vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối
- Chữa tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: lô hội tươi 20g, giã nát, thêm dăm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần (Phúc kiến dân gian thảo dược). Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
- Chữa nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).
- Chữa ho đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (Quảng Đông trung thảo dược).
- Chữa ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15-20 ngày là một liệu trình.
- Chữa kinh bế, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa bỏng: lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
- Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi dấp rửa bằng nước nóng 3-4 lần.
- Chữa Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Chữa viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30ml).
- Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau; Kèm theo lá lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa táo bón: Lá lô hội tươi, mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa mụn nhọt: Mỗi ngày dùng 200g lá lô hội tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ để ăn.
Hoặc dùng 500 ml nước cốt lô hội, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá lô hội (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.
- Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
- Chữa  bệnh xơ gan cổ trướng
Lấy một nắm cây lô hội gọt bỏ phần có gai hai bên lá; nửa lít mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh). Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.
- Chữa ung thư
Phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Chữa u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất cả các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng
2- Theo Tây Y
Tây Y sử dụng lô hội hoặc dưói dạng gel (aloe gel) hoăc dưới dạng nhựa
1- Khả năng trị liệu của Aloe gel :
Trị phỏng và trị lành vết thương :
Các vết phỏng cấp 1 và 2 khi được chữa trị bằng aloe gel cho thấy thời gian lành vết thương nhanh hơn, đồng thời vết thẹo cũng nhỏ hơn. Tác dụng này nhờ vào chất allantoin trong gel.                                                                                         Trong trường hợp phỏng thông thường, vấn đề quan trọng nhất là phải chữa ngay, càng sớm càng tốt, và điều tốt nhất là dùng ngay một lá lô hôi tươi làm thuốc và đây là tiến trình cần làm :
 - Trước hết làm lạnh ngay vùng bị phỏng bằng cách cách ngâm trong nước lạnh hoặc nước đá chừng 1 phút ( lạnh có tác dụng làm tê, làm ngưng cảm giác đau và ngăn chặn sự lan tràn của vết thương).
 - Cắt một lá lô hội tươi  thành từng đoạn và khía một đường sâu, bóc lớp vỏ ngoài và thoa chất nhày ngay vào vết thương, để chất nhày tự khô lại trên vết thương. Có thể lập lại vài lần nếu cần.  
Gel lô hội (aloe gel) cũng khá hữu hiệu trong các trường hợp vết thương ngoài da do băng giá (frost bite) và cả cháy da vì phơi nắng quá độ. Phân tích tác dụng trên vết thương.cho thấy là gel lô hội  ức chế thromboxane A2, một chất trung gian gây tiến trình hư hại mô tế bào..
Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Galverton (Texas) đã xác nhận là aloe gel có  thể:
- Đi sâu vào mô tế bào.
- Có tác dụng làm tê tế bào.
- Diệt vi-khuẩn, siêu vi-khuẩn và ngăn sự phát triển của nấm gây bệnh.
- Chống sưng nhờ vào hợp chất sterol (lupeol)
- Làm giãn nở các vi mạch máu , giúp đưa máu về nuôi dưỡng các tế bào bị hư hại..
Chống nhiểm khuẩn và trị nấm
Aloe gel đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của các vi trùng mycobacterium tuberculosis ( bệnh lao) , Staphyloccoccus aureus, Strepto coccus pyogenes (gây mụn nhọt), Salmonella paratyphi, Pseudomonas, Escherichia coli...và các loại nấm gây bệnh như Candida albicans,  Trichophyton (nấm trên tóc), và cả siêu vi Herpes.
Kích thích hệ miển dịch và trị một số loại ung thư
Các nghiên cứu tại Nhật và Hòa Lan cho rằng các hợp chất trong aloe gel có thể giúp gia tăng sự hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách trung-hòa được các  độc tố từ các tế bào hư hại và nhờ đó giúp bảo vệ được các tế bào còn lành mạnh
Các nhà nghiên cứu tại Đại-học Y-Khoa Tokyo đã tìm thấy những lectin trong aloe gel có khả năng kích thích hệ miễn dịch, gia tăng sự sản xuất các thực bào có thể diệt được các vi-khuẩn và tế bào ung thư. Một nghiên cứu khác tại Trung Tâm Y-học San Antonio (Texas) cũng chứng tỏ là tác dụng của chất ly trích của aloe vera trên các tế bào ung thư có những kết quả khả quan
Trị bệnh tiểu đưòng
Một thử nghiệm tại Âu châu cho thấy aloe gel có khả năng làm hạ đường trong máu nơi thú vật. Và thử nghiệm tại Thái Lan  trên 72 người tiểu đường, tuổi từ 35 đến 60 cho thấy là khi những người này uống  dung dịch aloe gel thì sau một tuần lễ lượng đường trong máu giảm rõ rệt và tiếp tục giảm đều trong 35 ngày sau đó. Nồng độ triglyceride cũng giảm theo cùng với nồng độ đường
Làm kem thoa da và dầu gội đầu (shampoo)
Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ-phẩm, nhất là  kem thoa ngoài da .Nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số các loại gel ‘ổn định hóa’ (stabilized gel) dùng trên thị trường trong các kem thoa và dầu gội đầu (Shampoo) lại không hề có tác dụng trị liệu. Thật vậy, các chất gel ngay sau khi trích khỏi lá cây sẽ thay đổi phẩm chất rất nhanh, nên phải thêm vào ngay những chất chống oxy-hóa thích hợp. Nhiệt nóng cũng gây hư hại cho aloe gel, nên cần tránh xử dụng nhiệt; đồng thời cũng còn phải thêm những chất chống mốc để tránh hư hại do vi-khuẩn, nấm mốc                                                          (Theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ có aloe gel ở trạng thái tươi mới có tác dụng, và cách trích gel được làm như sau: Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước có chứa chlorine loãng. Tách bỏ lớp vỏ ngoài của lá kể cả các tế bào pericyclic.. Cần thận trọng đừng đụng đến các khoang màu xanh, vì có thể làm ô nhiễm gel bới các chất nhựa của lá. Có thể sát trùng gel bằng phương pháp tiệt khuẩn Pasteur (pasteuriation) ở 75-80°C trong thời-gian ít nhất là  3 phút ]
Một số nhà sản xuất Mỹ phẩm còn quảng cáo là lô-hội có thể ngăn chặn sự lão hóa của da, nhưng thật ra aloe gel có khả năng thấm ướt, tạo ẩm độ (moisturizing) trên da, nên làm da bớt bị nhăn. Aloe gel có thể có tác dụng kích thích sự tổng hợp các chất collagen và sợi elastin, nên có thể ngăn chặn sự hủy hoại của da trong tiến trình lão suy
2- Khả năng trị liệu của nhựa lô hội
Kháng khuần
Những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ nhựa lô hội có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, và thông tiểu. Nhựa lô hội làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng  chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Nhựa lô hội cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ lô hội dùng để chế các loại thuốc trị eczema hay các mụt tróc lở, làm mau kéo da non ở vết thương
Gây xổ, trị táo bón.
Tác dụng trị liệu của nhựa aloe được Y-học Tây phương chấp nhận là gây xổ, trị táo bón.. Tác dụng làm xổ này là nhờ vào1,8-dihydroanthracen glycosides, aloin A và B. Sau khi uống., aloin A và B không bị hấp thu nơi phần trên của ruột sẽ bị thủy phân nơi ruột bởi các vi-khuẩn để trở thành các chất biến dưỡng có hoạt tính ( chất chính là aloe-emodin-9-anthrone).
Tác dụng xổ của Aloe thường xẩy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi tới 24 giờ sau.
 Cơ chế hoạt động của nhựa aloe gồm 2 phần :
 - Kích thích nhu động ruột,, gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân.
 - Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+, adenosine triphosphatase hoặc ức chế các kênh chloride đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già.
Việc dùng nhựa Aloe làm thuốc nhuận trường, trị táo bón cũng là một vấn đề bàn cãi giữa Y học Hoa Kỳ và các nước Âu châu :
 - Các nước Âu châu, nhất là Đức, cho phép dùng nhựa lô-hội làm thuốc xổ  với cách dùng là xử dụng trích tinh khô đã được tiêu chuẩn hóa tức là chứa từ 19 đến 21 % các chất Hydro-Anthracen. Trích tinh này có lợi điểm là loại được các chất nhựa tạp thường gây ra các phản ứng phụ không tốt. Liều đề nghị dùng để xổ là 0.05 đến 0.1 g trích tinh khô. ..
 - Tại Hoa-Kỳ, Aloe được xem là không nên dùng, nếu không thật cần thiết để trị táo bón; vì ngoài vị đắng, nhựa lô hội còn chứa các hợp chất anthraquinones là những chất gây xổ bằng cách kích thích nhu động ruột, còn gây ra những phản ứng đau quặn nơi bụng và gây khó chịu cho ruột. Nếu dùng quá liều có thể đưa đến xuất huyết đường ruột và cả sạn thận. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc xổ có aloe vì tác dụng kích thích tử cung có thể gây ra trụy thai và vì aloe đi qua sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ.
3- Tồng kết nghiên cứu
Dưới đây  là bảng liệt kê các ứng dụng trị liệu của lô hội đã đươc  thử nghiệm trên người và súc vật. Không phải luôn luôn có đủ bằng chứng  về an toàn và hiệu năng cùa lô hội. Một số trường hơp có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng và cần phải được đánh giá bởi các chuyên viên vể sức khoẻ .

Các sử dụng dựa vào bằng chứng khoa học
Đánh giá
Táo bón (thuôc nhuận tràng)- Nhựa khô lấy từ lá lô hội đã đươc uống từ lâu như là một thuốc nhuận tràng. Một hỗn hợp nhiều dược thảo trong đó có nhựa lô hội là một thuốc nhuận tràng rất tốt. Còn cần nghiên cứu thêm về liều lương và tác dụng của riêng mình lô hội so với các thuốc nhuận trường khác thường hay dùng
bằng chứng vững vàng
Mụn rộp nơi bộ phận sinh dục (genital herpes) Nghiên cứu giới hạn cho thấy dịch chiết của lô hội trong kem bôi hút nước có hiệu ứng tốt đối với bệnh mụn rộp nơi bộ phận sinh dục của đàn ông.
bằng chứng vững vàng
Bệnh vảy nến thông thường (psoriasis vulgaris) Chiết dịch lô hội trong kem bôi hút nước hữu  hiệu đối với bệnh này. Phải chờ thêm kết quả nghiên cứu nên đưa ra khuyến cáo sử dụng
bằng chứng vững vàng
Viêm da bã nhờn (seborrheic dermatitis) như chứng tăng tiết nhờn, chứng vảy da nhờn. Nghiên cứu chứng tỏ thuốc xức lô hội rất tốt khi bôi vào da. Phài chờ thêm kết quả nghiên cứu mới, nên đưa ra khuyến cáo sử dụng
bằng chứng vững vàng
Phòng ngừa ung thư (cancer prevention) Có bằng chứng trước đây là uống lô hội có thể ngừa bệnh ung thư phổi. Cần xác định thêm là tác dụng là nhờ vào lô hội hay các yếu tố khác
bằng chứng vững vàng
Lờ loét miệng (aphthous stomtitis) Thiếu bằng chứng là gel lô hội có thể giảm đau do  lở loét miệng và gia tăng khoảng cách giữa các cơn lở loét. Cần phải nghiên cứu thêm
bằng chứng chưa rõ ràng
Tiểu đường loại 2 (diabetes-Type 2) Kiết quà nghiên cứu lộn xộn. Cần thêm nghiên cứu về hiệu năng và an toàn của lô hội đối với người bị tiều đường
bằng chứng chưa rõ ràng
Da khô (dry skin). Theo tập quán, lô hội đươc dùng để tăng độ ẩm của da. Các nghiên cứu trước đây về hiệu năng giảm độ khô của da không đủ tin cậy. Phải chờ những nghiên cứu khác
bằng chứng chưa rõ ràng
Nhiễm HIV (HIV infection) Cần phải chờ thêm những thử nghiệm lâm sàng trên người mói có thể xác định đươc khả năng chống nhiễm HIV của lô hội
bằng chứng chưa rõ ràng
Phỏng da (skin burns) Các nghiên cứu trước đây cho thầy lô hội có thể chữa lành da bị phỏng nhẹ hay vừa phài. Cẩn thêm nghiên cứu
bằng chứng chưa rõ ràng
Lở loét da (skin ulcers) Các nghiên cứu trước đây cho thấy lô hội có thể giúp chữa lành da lở loét. Phải chờ thêm những nghiên cứu có gia trị so sánh tác dụng của lô hội với chất vờ (placebo)
bằng chứng chưa rõ ràng
Viêm kết tràng vì loét (ulcerative colitis)  Đã có một số kết quả tuy ít nhưng khích lệ về khả năng trị bệnh này của lô hội, nhưng không rõ ràng về cách làm sao so sánh tác dụng của lô hội với tác dụng của các liệu pháp khác
bằng chứng chưa rõ ràng
Lành vết thương (wound healing) Có nghiên  cứu chứng tỏ là lô hội có hiệu quả tốt, nhưng cũng có nghiên cứu cho biết là không có hiệu quà mà lại còn làm vết thương nặng hơn. Cần phải nghiên cứu thêm   
bằng chứng chưa rõ ràng
Viêm niêm mạc (mucositis)  Nghiên cứu trước đây cho thấy là lô hội không ngăn chặn mà cũng không cải thiện đươc chứng viêm niêm mạc (xưng đau nơi miêng) do xạ trị liệu
bằng chứng không thuận lợi (có thể không có kết quả)
Viêm da vì bức xạ (radiation dermatitis) Các nghiên cứu vào những năm 1930 cho biết là lô hội có lợi ích khu trú bảo vệ da chống bức xạ, nên từ đó lô hội đươc dùng nhiều trong các sản phẩm dưỡng da. Hiện nay đôi khi lô hội đươc dùng để chống sự kích thích  da bởi bức xạ, măc dẩu các bằng chứng khoa học cho thấy là không có lợi ích ấy     
bằng chứng không thuận lợi (có thể không có kết quả)

Theo tintuccaonien.com

1 nhận xét:

  1. Cha Romano Zago, gốc Brazil, thuộc Dòng Phanxicô, lúc đó đang coi sóc Vương Cung Thánh Ðường Giáng Sinh tại Bêlem, Ngài đã phổ biến về cây Aloe Vera, có thể chữa được mọi chứng ung thư mà chính Ngài đã trực tiếp chữa trị được khá nhiều người, dù nhà thương đã từ chối.
    Cách điều trị như sau:
    Lấy 2 lá lớn hoặc 3 lá nhỏ cây Aloe Vera (để cho dễ làm, tôi đã cân thử, 2 lá lớn phỏng chừng 2 lbs hay 1 kg) rửa sạch, cắt gai bên cạnh lá bỏ đi và 1 pound mật ong tốt (bằng 16 oz hay 1/2 kg ( Mật tốt phải mua ở farm, hay bày bán cạnh đường hay trong farm, thứ này ong hút nhụy hoa để làm mật, mật ong ổ chợ nuôi ở nhà bằng đường không tốt), thêm 3-4 muỗng to rượu mạnh. Lấy máy xay sinh tố, xay chung cả 3 thứ thật nhuyễn, thành một thứ xirô. Nên cất vào tủ lạnh, để khỏi bị hư.
    Cách sử dụng:
    Trước khi sử dụng, lắc đều lên.
    - Mỗi ngày uống 3 lần
    - Mỗi lần 1 thìa ăn phở
    - Uống trước bữa ăn từ 15 phút hay nửa giờ. Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày đi khám bác sĩ để biết đã tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp tới khi khỏi. Thường thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó, nhưng cần đi khám bác sĩ cho chắc ăn đã khỏi.

    Trả lờiXóa