Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Ca Khúc Khải Hoàn


Lời mở đầu

Bài này được tờ Newsweek viết vào tháng Tư năm 2010 cho nên cũng hơi cũ mốt chút.
Theo lời tiên đoán của tác giả thì sau khi kinh tế suy thóai vào năm 2007- 2008, thì kinh tế cũng bắt đầu phát triển trở lại và sẽ kéo dài thêm vài năm nữa. Nhưng ngờ đâu kinh tế suy bại bên Âu Châu và trận Tsunami bên Nhật làm cho kinh tế Mỹ ngóc đầu lên không nỗi nếu so với những lần kinh tế suy bại khác. GNP chỉ tăng có 2% mỗi tam cá nguyệt. Muốn cho nạn thất nghiệp xuống dưới 6% thì GNP phải tăng đến 3.5% – 4%. Đó cũng là suy tư của giai cấp lãnh đạo, những nhà kinh tế gia và dân chúng Mỹ. Đìều này làm cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào thứ Ba tuần sau thêm phần gay cấn hơn.

Enjoy - Sói Đồng Hoang
Ca Khúc Khải Hoàn của Hoa Kỳ – America Triumph

By Daniel Gross - NEWSWEEK
Published Apr 9, 2010
Sói Đồng Hoang dịch

Ngay sau vụ tài chánh kiệt quệ năm 2008 tiếp theo đó là sự suy sụp kinh tế sâu rộng và lâu dài, thì sự suy tàn của nước Mỹ trở thành mối ưu tư, lo lắng đến với giới trí thức thượng thừa nhất - Cánh tả, cánh hữu, cánh trung dung. Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học từng thắng giải Nobel về kinh tế đã tranh luận rằng chánh quyền Obama chậm chạp trong những phản ứng về sự suy sụp kinh tế và nền tài chánh sẽ làm cản trở sự phục hồi kinh tế nước Mỹ. Sử gia Niall Ferguson đã nêu ra rằng món nợ ngập đầu và tiêu xài hoang phí sẽ đưa đến sự sụp đổ của một đế quốc vĩ đại. Nhà kinh tế gia của đại học đường Havard từng phàn nàn rằng Mỹ sẽ trở thành một quốc gia tương tự như Hy Lạp cổ xưa. 
Sự bại sản của công ty tài chánh như là Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008, những hãng xưởng, kỹ nghệ quen với thời đại tiền bạc dễ dàng phần đông là tàn lụi hoặc còn lại chỉ một nửa mà thôi. Và niềm hãnh diện của nền kinh tế Mỹ. khoảng cuối năm 2007 và đầu năm 2009, 9 ức (trillion) đô la của cải trở thành mây khói. Sự phát triển kinh tế của Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tây, với nhân công rẻ mạt và tài nguyên phong phú nổi lên như là một đe doạ khủng khiếp. Sự sụp đổ kinh tế trùng hợp với điềm xấu là 4 đô la một gallon (4 lít) xăng. Sự thành đạt của Tea Party, sự bất lực của Thượng Viện, sự chán chường lạ lùng (oddly blasé) của Tòa Bạch Ốc, những nhà băng không biết hối hận, và tỷ số thất nghiệp cao một cách ngoan cố. Nếu mà đếm tất cả những nhân công làm việc bán phần và tất cả những người thất nghiệp thì tỷ số có thể lên đến 16.%. Nếu nước Mỹ không ngã quỵ và suy sụp kinh tế lần nữa, dù cho điều đó là đúng, thì chúng ta cũng sẽ tương tự như nước Nhật của một thập niên uổng phí (lost decade). Tờ báo Wall Street Journal làm một nghiên cứu vào năm 2008 thì biết được rằng chỉ có 27% dân Mỹ nghĩ là con cháu họ sẽ có một đời sống tốt đẹp hơn sau này.
Thực sự là màu đen tâm tối của tuyệt vọng hay sao?
Thực ra thì sự suy thóai của kinh tế Mỹ chỉ được phao tin phóng đại một cách quá đáng mà thôi. Nước Mỹ sẽ phục hồi lại mạnh hơn, khá hơn trước và nhanh hơn cả sự mong đợi của mọi người - Và nhanh hơn cả những quốc gia đanh cạnh tranh trên thế giới. Dow Jones industry (thị trường chứng khóan) đã lên đến 11,000 điểm, tăng 70% trong vòng 13 tháng nay, và xe cộ bán được hơn 16% so với tam cá nguyệt Q1 của năm 2009. Kinh tế tạo thêm 162,000 việc làm, trong có bao gồm 17,000 nhân công trong các ngành sản xuất công nghiệp. Tiền đô đã lên giá lại, và Hoa Kỳ trở lại vị trí quen thuộc là phát triển nhanh hơn Nhật Bản và khối Âu Châu. Trong những quốc gia có tầm mức kinh tế lớn trên thế giới, chỉ có Trung Hoa, Ba Tây và Ấn Độ là kinh tế phát triển nhanh hơn Mỹ - Nhưng những quốc gia này nền tảng kinh tế còn bé nhỏ so với Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản. Nếu kinh tế Mỹ chỉ cần tăng 3.6% năm nay thì họ đã tạo ra 513 tỷ mỹ kim trong hoạt động kinh tế - Bằng tổng sản lượng quốc gia (GNP) của Nam Dương.
Làm sao chúng ta có thể giải thích được vì sao hồi phục kinh tế lại quá ư là khó khăn vậy? Phương diện nhà cửa và ngân sách thâm thủng vẫn còn là những vấn đề trầm trọng. Nhưng hầu như những nhà thông thái kia đều không nhìn thấy được lợi thế cạnh tranh thật sự của nuớc Mỹ. Nền kinh tế phục hồi một cách nhanh chóng là nhờ chính phủ sốt sắng trong việc bỏ tiền ra vất bỏ những món nợ không tốt và thay đổi cơ cấu làm việc nắm lấy cơ hội để tăng cường hiệu quả - Kỷ luật vẫn là điều được sáng chế ra ở Mỹ, do đó sẽ trội hơn tất cả các quốc gia khác. Nước Mỹ vẫn đứng đầu trên thế giới về sự biến chế sự thất bại, để mở cửa ngõ cho những phát minh mới và xây dựng chúng trở thành tầm mức quy mô một cách nhanh chóng để hưởng được lợi lộc. "Chúng ta là một quốc gia uyển chuyển được theo tình thế, cùng lúc phát minh và đã chứng tỏ là có khả năng phục hồi nhanh chóng" Ông Richard Florida tuyên bố, một nhà xã hội học và là tác giả của quyển sách "The Great Reset: How New Ways of Living and Working Drive Post-Crash Prosperity." Nếu sự thúc đẩy này được chấp nhận một cách rộng rãi với đầy nhiệt tâm thì Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc kinh tế của thế kỷ hiện đại.
Vậy thì nền kinh tế Mỹ sẽ ra sao sau khi đưọc phục hồi lại? Sẽ ít hơn McManson (những căn nhà khổng lồ phí phạm nhiên liệu) và nhiều căn nhà dùng chất giảm nhiệt nhiều tiết kiệm điện năng (insulated), sẽ ít xe Hummer (xe to lớn tốn xăng nhiều) và nhiều xe Chevy Volts (xe chạy bằng điện của hảng GM), ít những vụ buôn bán liều mạng (propietary trade) trên thị trường chứng khóan và nhiều phần mềm làm tăng gia sản xuất, nợ ít và nhiều vốn hơn (capital), xuất cảng hàng hóa nhiều hơn là nhập cảng năng lực. Quan trọng nhất là sự đổi thay của kỹ nghệ, thương mại về môi sinh để nẩy sinh ra sự phát triển nhanh chóng tương tự như là ngành Internet của thập niên 1990s.
Sự bi quan hiện tại cũng bắt nguồn từ sự tự ti măc cảm (inferiority complex) trong lịch sử của kinh tế. Nghe những nhà bình luận gia chỉ trích rằng cái gì cũng xuống dốc trên quốc gia này từ mùa đông cay nghiệt ở Jamestown, Virginia vào năm 1609, khi mà hầu hết những người mới lập nghiệp đều chết cả. Và cả cái thế kỷ 19, nước Mỹ còn non nớt, là đứa em họ thô lỗ, vụng về còn cần sự chuyển giao nguồn vốn liếng khổng lồ và kỹ thuật từ Âu Châu sang đó là điều đương nhiên rồi - Trong lúc phần còn lại của những quốc gia chậm tiến khác, đã tiêu diệt tất cả nền công nghệ của mình. Mặc dù vậy nước Mỹ đã không tự tin trong vị trí đang lên của mình. Thập niên 1920s. nhiều nhà theo chủ nghĩa Tiến Bộ (progressives) trở về đem theo quan điểm của Mussolini rằng Il Duce (Tự xưng danh của mình) có một nền kinh tế gương mẫu hay hơn tất cả. Trong thời đại New Deal (chương trình An Sinh Xã Hội ra đời dưới thời FDR), nhà băng và những nhà kỹ nghệ thẳng tay chỉ trích rằng tổng thống Franklin Roosevelt sẽ làm cho sự phát triển nước Mỹ trở tên tàn rụi vì đã tạo ra chương trình an sinh xã hội đó. Nga Sô phóng phi truyền Sputnik lên không gian vào năm 1957 tạo ra sự lo ngại rằng nền kỹ thuật tân tiến của Nga sẽ giúp chiến thắng trong Chiến Tranh lạnh. Và thập niên 1980s, Nhật Bản đe doạ Hoa Kỳ với sự xuất cảng về hàng điện tử, xe cộ và dùng tiền để mua những bất động sản giá trị nhất như là tòa nhà Rockfeller Center của thành phố New York và sân golf nổi tiếng Pebble Beach ở California. "Chiến Tranh lạnh đã chấm dứt. và Nhật Bản là nước thắng trận!", đó là lời tuyên bố của ứng cử viên tổng thống trong năm 1992.
Dĩ nhiên những yếm thế gia kia (declinists) đều tiên đoán sai cả - Rockfeller Center và Pebble Beach đã trở về quyền sở hữu chủ của Hoa Kỳ chỉ trong vòng 1 thập niên sau mà thôi. Cũng như những người quá lạc quan, đã sum xuê tiên đoán là Dow Jones industry (Thị trường chứng khóan New York cuối năm 2007 là 16,000 hơn) sẽ lên đến 36,000 điểm. Lời tiên tri lúc nào cũng nghĩ rằng sau khi kinh tế suy sụp quá khủng khiếp thì phải đợi một khoảng thời gian rất lâu dài mới có thể bắt đầu phục hồi lại được. Nhưng lần này Tổng Trưởng ngân khố Ben Bernanke đã bị mọi người chế diễu một cách thậm tệ rằng ông ta chỉ nhìn thấy những mục măng non mới nẩy mầm lên mà thôi (amateur). trong vấn đề hồi phục kinh tế. Trong tam cá nguyệt thứ nhất (Q1) của năm 2009 kinh tế xuống 6.4% trung bình 1 năm. Nhưng đến tam cá nguyệt thứ tư (Q4) thì kinh tế tăng lên 5.9%. Xem xét lại kỹ thì sự hóan chuyển của sự tăng gia kinh tế là $14.5 tỷ Mỷ kim và thay đổi đến 12.3% tổng cộng của nền kinh tế trong vòng chỉ có 9 tháng mà thôi. Giống như chiếc thuyền buồm trong cơn sóng gió quay ngược chiều lại 180 độ làm cho hành khách trên thuyền bị ói mửa cả ra (ý nói là những nhà bình luận gia từng chỉ trỉ chính sách của chính phủ lúc kinh tế đang suy sụp đầu năm 2009).
Sụ hồi phục kinh tế đến nhanh vì khu vực kinh tế của chính phủ và tư nhân phản ứng một cách nhanh chóng đối với vấn đề. Trong thập niên 1990s, các viên chức có thẩm quyền của Nhật đình trệ hoặc chậm chạp trong những chương trình như là giảm tiền lời cho vay, chương trình kích thích kinh tế, nới rộng bảo hiểm cho nhà băng, và quốc hữu hóa những hãng thất bại. Trong năm 2008 và 2009 trong vòng 18 tháng Hoa Kỳ đã đứng lên quản lý những chính sách về tài chính và tiền tệ rất là hùng hổ trong khi Nhật chờ đợi đến 12 năm mới thực hiện được những điều này. Bệnh nhân phản ứng theo liều thuốc độc đáo, đương nhiên là thị truờng tín dụng và tài chánh phóng vụt lên trở lại. Kể từ lúc Quỹ Ngân Khố Liên Bang bắt đầu chương trình kiểm giám (stress tests) từ tháng 5 năm 2009, các nhà băng đã gây được 140 tỷ đô la với số vốn cần thiết trong tay (equity capital). Trong tháng 8 năm 2009, dù cho là những ai khách quan nhất cũng không thể nào tiên đoán đuợc chỉ trong vòng 4 tháng mà những nhà băng lớn như Citi Group, Bank of America, Wells Fargo đã trả lại số tiền là 100 tỷ đô la vào cái ngân quỹ cứu trợ từ tiền thuế dân chúng đóng góp. Nhưng họ đã trả lại.
CIT Group, một nhà băng cho vay tiền cho những hãng nhỏ khác bị thu lỗ rất nhiều tiền trong vụ subprime (giấy nợ nhà đất). là một ví dụ điển hình của sự phản ứng nhanh chóng từ nơi chánh phủ. Nhà bank này khai bại sản tháng 11 năm 2009. Trong vòng 5 tuần lễ sau họ hủy bỏ 10.4 tỷ tiền thiếu nợ (trong đó là 2.3 tỷ tiền cứu trợ của chánh phủ trong quỷ TARP mà TT Bush đã yêu cầu cuối năm 2008). và đã trồi dậy từ sự bại sản này. Hãng này đem vào một ông giám đốc mới tên là John Thain đã từng điều khiển Thị Trường Chứng Khóang NY và hãng Merrill Lynch - và hiện giờ chỉ chú trọng đến việc cho những hãng nhỏ và trung bình muợn tiền. "Sự thay đổi hoàn toàn của một hãng được thực hiện bên ngoài tòa án hoặc bên trong tòa bại sản đi nữa là một thể loại được chấp nhận bên Mỹ, nhưng những nước khác trên quốc tế là một điều khó thể thực hiện được một cách dễ dàng." đó là nhận định của ông Stephen Cooper, một nhà tiên phong về cách cải tổ một hãng đã quá kiệt quệ rồi không còn thuốc nào cứu chữa nữa.
Cứu chữa một cấu trúc về tài chánh chỉ là sự bắt đầu mà thôi. Trong thời gian mà số cầu thuyên giảm, thì cái yếu tố quan trọng nhất là làm sao sinh ra được nguồn lợi tức với sự tận dụng những gì rất là giới hạn đang có trong tay. Trong trường hợp này thì hầu như người Mỹ có được từ bẩm sinh hơn tất cả những kình địch. Dù cho đó là Federick Taylor người sáng tạo sự khoa học hóa phương pháp quản trị thời đại kỹ nghệ Victoria với cái đồng hồ bấm giây để đo lường những động tác của nhân công; hay là ông Henry Ford đã toàn hảo hệ thống dây chuyền; hay là W. Edwards Deming phát họa ra được cách quản lý phẩm lượng một cách hoàn toàn; hay là sự cung cấp hàng hóa một cách quá ư là hiệu quả của Walmart - Sự đeo đuổi của hiệu quả cũng như là cái bánh hấp táo của người Mỹ (nước mắm của VN). Trong biến cố, những hãng xưỡng sẽ dùng cơ hội để giảm giá thành và làm việc hiệu quả hơn. Từ tam cá nguyệt (Q3) của năm 2008 cho đến tứ cá nguyệt (Q4) của năm 2009, năng suất được tăng lên 5.8%. Trong cả năm 2007 và 2008, năng suất chỉ đạt được 1.7 và 2.1 mà thôi.
Trong giai đoạn ngắn, với sự tàn nhẫn để đạt được sự hiệu quả tột cùng của tư bản sẽ đem đến sự khó khăn và không thể nào tồn tại quá lâu được – chọn đường nào: một là tăng gia lợi tức, hai là nạn thất nghiệp gia tăng. Nếu chỉ chú trọng đến việc tăng gia sản suất có hiệu quả thì cũng là tạo ra nhiều cơ hội cho những công ty nào khôn ngoan. Ở hảng BigBelly Solar, tỉnh Needham, tiểu bang Massachusset – công ty này nguồn nhiên liệu từ ánh mặt trời để ép rác gọn lại để giảm sức lao động và nhiên liệu, lượng báo tăng gấp đôi trong năm 2008 và 2009. “Đô thị và trường học, công viên sẽ háo hức sử dụng máy móc này”. Công ty nào chế tạo máy móc đó hoàn toàn trong nước Mỹ và đã sản suất ra ngoại quốc. Dù chỉ là một giọt nước trong đại dương đi nữa, nhưng hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ bắt đầu ra đời để cạnh tranh trên thị trường quốc nội và quốc ngoại.
Thực ra, từ lúc kinh tế xuống cực thấp vào tháng 4 năm 2009, xuất cảng đã gia tăng lên nhiều, từ $121.7 tỷ trong tháng 4, 2009 lên đến $142.7 tỷ vào tháng 1, 2010. Hãng máy bay Boeing sẽ giao 420 chiếc máy bay dân sự trong nằm 2010, tăng lên từ 375 chiếc trong năm 2009, phần lớn là bán ra ngoại quốc.
Mặc dù tiến bộ tốt đẹp như thế, vẫn có người hoài nghi, con đường còn rất dài. Để giảm con số 8.2 triệu dân thất nghiệp từ tháng 12 năm 2007, phải cần đến 4 năm với sự gia tăng 170.000 việc làm mới mỗi tháng. Và theo định nghĩa, rất khó mà xác định được động cơ thúc đẩy kinh tế kế tiếp – Máy chạy bằng hơi nước hay là hệ thống xa lộ liên bang. Nhà cố vấn cho tòa Bạch Ốc là ông Larry Summers kể một câu chuyện về buổi hội thảo kinh tế ở Little Rock (tiểu bang Arkansas) sau ngày bầu cử tổng thống năm 1992. Hàng ngàn tờ tường trình và tóm lược về chính sách kinh tế, không một lời đá động gì đến chữ “Internet”.
Ngoài sự tạo việc làm cho những người kiến tạo và bảo trì nó, chức năng của Internet còn là một nền tảng mạnh mẽ cho đủ các loại doanh nghiệp mới khác – và cách thức để kinh doanh- Có thể được tung ra. Và cấu tạo ra một hệ sinh thái mới hoàn toàn (ecosystem) là một loại môn học khác mà nước Mỹ giỏi trội. “Trong việc thiết lập, chúng ta có được sang kiến cá nhân vĩ đại. Ông Richard Florida ghi nhận. Nhưng điều quan trọng hơn là sự gia tăng của sáng kiến theo hệ thống, như là Thomas Edision và George Westinghouse kiến tạo ra hệ thống điện năng. “Điều đó dẫn đến những mô hình mới của hạ tầng cơ sở và một giới tiêu thụ mới.”  
Hãng Apple ra đời iTunes về bán nhạc vào tháng 4 năm 2003 với một sản phẩm duy nhất: Một bản nhạc chỉ có 99 cents mà thôi. Bảy năm sau đó, iTunes trở thành một kinh doanh rộng lớn hơn: Về phần cứng như iPhone, iPod Touch, và iPad; sách phát âm, phim ảnh, nhạc chuông điện thoại, phần mầm chạy trên điện thoại,…. Đó là mối lợi cho các nhà bán lẻ, trung tâm phim ảnh. lập trình viên độc lập, những nhà sản xuất đồ phụ kiện,…
Hãy thử nhìn hai hệ thống liên hệ nhau: Năng lượng và sản xuất xe cộ. Trong vòng hai năm nay, chính sách cũ tài trợ nhà cửa và Thị Trường Chứng Khóan đã được thay thế bằng chính sách mới để nhằm gia tăng lượng thu nhập trong việc điều hành quốc gia dựa trên năng xuất. Sự ngờ vực về tiềm năng đào tạo ra cả triệu “việc làm xanh” (green jobs) có thể đạt được trong một ngày một bữa cũng không có gì gọi là quá đáng. Nhưng trong các lãnh vực khác, một phương thức tương tự như tiến trình của iTunes thì đang được phát triển. Công ty Đan Mạch Vesta làm về máy phát điện chong chóng từ gió đã tuyên bố đầu tư gần 1 tỷ đô la cho nhà máy chế tạo chong chóng gió ở tiểu bang Colorado, khi hoàn tất, sẽ mướn vào khoảng 2.500 nhân viên. Nhưng Vesta cũng sẽ lôi kéo hàng chục hãng cung cấp vật liệu khác như là Aluwind, PMC Technology, Bach Composit, và Hexcel. Và không những chỉ về phần cứng. Hãng Renewable Energy Systems Americas, hãng lớn nhất cai quản những trang trại cung cấp điện năng từ gió (wind farms) đã dời tổng hành dinh về thành phố Broomfield, Colorado vào năm 2008. Tháng trước tiểu bang Colorado ra huấn lịnh là 30% năng lượng của tiểu bang sẽ từ những nguồn năng lực tái tạo (renewable sources) vào năm 2020.
Một năng động tương tự đang diễn ra ngay trong sự tàn bại của kỹ nghệ xe hơi, trong đó ngay cả một gia tăng nhỏ của năng suất cũng tạo được thăng tiến kinh tế. Chỉ cần tăng gia thêm một mile trong một gallon cho xe cộ của Mỹ có thể giảm mức tiêu thụ 6,2 tỷ gallon xăng hàng năm, hay là 17 tỷ đô la theo trị giá thời nay. Để đáp ứng theo huấn lịnh xe hơi và xe vận tải hạng nhẹ phải tăng gia mức tiêu thụ xăng từ 35,5 miles 1 gallon vào năm 2016 từ 20,5 theo ngày nay, Bộ năng lượng đang cho vay lãi tiền đảm bảo cho các công ty lớn - Hãng xe Ford nhận được 5,9 tỷ đô la nợ để biến hóa nhà máy – Và công ty mới như Fisker Automobile được ra đời.
Henrik Fisker, là một một trong những cựu viên chức cao cấp về ngành xe hơi ở Đan Mạch, thành lập công ty cùng tên vào tháng 8 năm 2007 để chế ra xe chạy bằng bình cắm điện sạc. “Hoa Kỳ theo truyền thống là một quốc gia của những nhà sáng tạo, nhưng điều hợp lý nhất là giới tiêu thụ luôn luôn sẵn sàng chấp nhận sự may rủi (take risks),” ông ta nói. Ông Fisker gây được 250 triệu đô la từ tiền đầu tư táo bạo (venture capital), chụp ngay những kỹ sư tài ba và mực lương còn thấp, và cộng tác được với giới cung cấp đồ phụ tùng xe, vì giới này đang cần sự kinh doanh mới. Tháng 10 vừa rồi hãng này mua một nhà máy đã bị đóng cửa của hãng General Motor ở Wilmington, Delaware, với một giá quá rẻ mạt có 18 triệu đô la. Được trang bị bởi 526 triệu đô la tiền nợ bảo đảm từ chánh phủ, hãng Fisker dự trù sẽ chi hơn 150 triệu để hiện đại hóa (retool) nhà máy này. Hãng đang sửa soạn đưa ra thị trường chiếc xe đầu tiên Karma (giá bán lẻ là 87.000 đô la) sẽ được bán vào cuối năm nay. Nhưng tung ra thị trường chiếc xe chạy bằng điện sạc có tiềm năng tạo ra hệ thống sinh thái (ecosystem) của chính nó – Đại lý bán xe, trạm sạc điện, phụ kiện, phần mềm. Ông Henrik Fisker nói: “Sự khuếch trương của kỹ nghệ này sẽ ảnh hưởng đến sự cấu tạo điện năng của quốc gia.”
Sự hoành tráng của Silicon Valley (Thung Lũng Silicon) có thể chỉ là ảo tưởng trong thời đại của kỳ vọng đang còn suy sụp. Mặc dù ngay giữa lúc lịch sử không có gì đáng để ca tụng (humbing), Hoa Kỳ đã chứng tỏ có một khả năng phát chế ra những tư tưởng mới quy mô trên toàn cầu một cách rất nhanh chóng. Ở nhà hàng Davos, trong khi thế giới đang ăn mừng về án tử của nước Mỹ trong tầm mức quan trọng về kinh tế, là vé bán chạy nhất ở buổi tiệc tổ chức bởi hãng Google. Giới nổi tiếng dành chỗ ngồi ở bar rượu, nhảy đầm quá ư là tệ, và đang gõ text message trên iPhone của họ, chế tạo bởi Apple. Google và Apple là hai hãng đứng hàng thứ ba và thứ chín trong những hãng lớn nhất trên thế giới về giá trị tài chánh thị trường (gần đây 2012, Apple lên hạnh nhất), với số tổng cộng là 398 tỷ đô la. Giờ hãy nhìn lại đầu năm 2002, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng và cuối biến cố của hãng Enron trong niềm tin của nước Mỹ, hai hãng này giá trị tổng cộng chỉ được vài tỷ mỹ kim, phần nhiều là của hãng Apple, giá trị chứng khoán còn ít hơn cả tiền mặt còn lại. Còn Google chỉ là hãng khẩu phần tư nhân với 600 nhân công. Giờ cả hai đều mang một biểu tượng của thương hiệu toàn cầu, nhà xuất cảng lớn, và thúc đẩy thêm cải cách và khuếch trương - Họ tượng trưng cho nước Mỹ mà hãng xe Chevrolet và McDonald đã từng làm.
Sự bành trướng kinh tế hai lần trước đây kéo dài 120 tháng và 90 tháng. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục thích ứng như đã từng làm, và nếu mà họ tạo ra được những tuyệt vời như Google và Apple, thì không có lý do gì mà sự bành trướng kinh tế bắt đầu từ tháng 7 năm 2009, trái ngược lại những gì thiên hạ tiên đoán, không thể nào mà không kéo dài hơn được nữa.
Với Nick Summers và Jessica Ramirez ở New York



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét