Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Thế Hệ Lưu Đày - Generation Exile


Owen Matthews  - NewsWeek - SDH dịch  
Những thành phần ưu tú, suất sắc nhất của Nga trốn chạy ra ngoại quốc vì sự đồi bại, thối nát của xã hội.
Yevgeny Chichvarkin có lần là con rốn của vũ trụ ở TP London. Đứng trên sân khấu của một diễn đàn hội nghị về kinh tế bốn năm về trước, mang đôi giày ba ta màu đỏ, quần jean thì cọ quẹt đủ màu, và mặc cái áo thun tuyên bố rằng: 'Made In Moscow'. Anh chàng thương gia 34 tuổi này nói với một đám đông của dân gạo cội rằng anh đã biến một hãng điện thoại bé nhỏ di động Evroset thành một công ty đồ sộ trên tỷ dollars và "Thế hệ của lớp thương gia trẻ" sẳn sàng phối hợp Nga vào trong nền kinh tế thế giới.
Giờ đây Chichvarkin trở lại London, không còn là một nhân vật tiếng tăm của giới đầu tư Nga, mà là một người lánh nạn. Hai phần ba của những người hùn hạp với anh ta đang ngồi trong tù, hãng điện thoại di động của anh ta đã bị bán đổ bán tháo sau những lần bị đám cảnh sát làm khó dễ, và mẹ của anh ta thì chết một cách bất ngờ vì một lý do rất mờ ám vào tháng Tư vừa rồi. Chichvarkin bị kết tội là bắt cóc và tống tiền, trong khi anh ta nói là bị đám "Chó sói đội hình cảnh sát" dùng luật lệ để đi cướp giật xí nghiệp kinh doanh của thiên hạ.
Chichvarkin đã gia nhập "Thế hệ lưu đày", một trào lưu của của giới thương gia, luật sư và nhà băng đã trốn thoát quốc gia sau khi bị cướp giật và đe dọa bởi giới chức chính quyền tham nhũng của Nga. Cơ quan Transparency International (Luật lệ Minh Bạch Quốc Tế) ước tính rằng 1/3 của hãng xưởng Nga bị cảnh sát đột kích vào hãng. Đường dây cấp cứu (hotline) được thiết lập tại tòa đô sảnh của Moscow báo rằng con số khiếu nại tăng lên gấp10 lần từ 200 vụ lên đến 2000 vụ trong vòng chỉ một năm. Khó mà đoán được một con số chính xác trong số 300 trăm ngàn người Nga đang sinh sống tại London thì phầm trăm nào là con số bị lưu đày một cách bất đắc dĩ vì họ là nạn nhân của những hành động lưu manh của đám cảnh sát mà họ không dám trở về nước vì sợ sẽ bị ngồi tù, nhưng chắc cũng là hàng ngàn người trong số đó. Trong một cuộc nghiên cứu của cơ quan Levada Center ở Moscow, thì 13 phần trăm nói là mình tự lưu đày, cũng là số phần trăm mà năm 1992 lúc nước Nga mới vừa bị sụp đổ.
Sự chấn động về kinh tế của sự mất mát chất xám - và mánh khóe gian lận của giới chức chính quyền đã tác động điều đó - quả thật là khủng khiếp! Chỉ trong thập niên mà từ lúc Vladimir Putin lên nắm chính quyền, Nga đã rơi từ hàng 52 xuống hàng 63 trong sự cạnh tranh về kinh tế thế giới (World Economic Forum’s Global Competitiveness), mặc dù những chương trình đầu tư vĩ đại nhờ tiền dầu hỏa và những tham vọng của những chương trình hiện đại hóa quốc gia. Về quyền sỡ hữu chủ, Nga đứng hàng 119, ngang hàng với Nicaragua và Malawi; về sự độc lập của tư pháp, đứng hàng 116; về sự tinh tưởng những dịch vụ của giới cảnh sát đứng hàng 112; và về quản trị giới chuyên nghiệp đứng hàng 77 trên thế giới.
Mặc dù kinh tế phát triển một phần nào nhờ dầu hỏa và gas tăng giá, nhưng không có một dấu hiệu gì chứng tỏ sự tiến bộ ngoại trừ ngành dầu hỏa. "Chỉ có giới kinh doanh một cách độc lập, tự do mới có thể tạo nên một sức mạnh thúc đẩy việc hiện đại hóa quốc gia, nhưng những người này đang bị chánh quyền ngược đãi." Ông Vladimir Ryzhkov tuyên bố, một lảnh tụ nổi tiếng của một đảng đối lập. "Làm sao Nga có thể khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài vào trong khi những nhà thương gia thành công nhất bị tống cổ ra khỏi quốc gia vì sợ bị giam cầm?”.
Nguồn gốc chính là sự liên hệ mật thiết vô liêm sỉ của giới chức chính quyền và bọn Mafia - Một sự kết hợp trong thế kỷ vừa qua đã tạo nên "một sức mạnh vô cùng khủng khiếp không chống đỡ được," đó là lời nói của luật sư Vladimir Pastukhov. Thay vì thi hành luật lệ, một phần lớn lực lượng cảnh sát Nga, cảnh sát chìm, công chức chánh quyền dùng tâm lực của họ để vơ vét những hãng xưởng yếu đuối để cướp giật trắng trợn những hãng đó, theo kiểu Nga. Khác hẳn với Wall Street, một hãng này muốn mua một hảng khác kiểu Nga thì chỉ cần một đám nhân viên công an, cảnh sát bịt mặt dùng trác tòa mà lý do rất mờ ám, sau đó tịch thu tất cả giấy tờ, computers, và hồ sơ với một mục tiêu là cướp giật trắng trợn hãng xưởng của người ta bằng cách dọa nạt chủ gia. Điển hình là vụ chánh quyền Kremlin đã phá hủy công ty dầu hỏa Yukos lớn nhất nước Nga thời bấy giờ. và bắt chủ hãng Mikhail Khodorkovsky và một số viên chức cao cấp, luật sư hãng cho vào tù dựa trên những bằng chứng rất mơ hồ (dubious). "Nhân viên chánh quyền hình dung ra rằng, nếu Putin làm được, thì họ cũng có thể làm như thế," đó là lời tuyên bố của một luật sư của vụ Yukos, bị cấm đoán không được tuyên bố điều gì với báo chí.
Pastokhov chứng kiến thảm cảnh tận mắt mình vào năm 2007, sau khi cảnh sát xâm nhập vào hãng của thân chủ ông ta, Hermitage Capital Management, thật là nhanh nhẹn họ đổi tên sở hữu chủ của hãng cho một bọn mafia, và dùng hồ sơ của hãng một cách bất hợp pháp để lấy lại tiền thuế của chánh phủ trị giá 230 triêu. Khi Hermitage khiếu nại với chánh quyền, cảng sát trả thù bằng một cái trác tòa đòi giam giữ ông Hermitage. Luật sư Pastukhov bị tố cáo là hành nghề bất chính vì đã dùng tên của chủ cũ để khiếu nại thay vì tên của chủ hảng mới. "Tôi là giảng sư đại học luật khoa và là cố vấn cho tòa về Hiến Pháp, nhưng sẽ không có gì bảo vệ tôi được khi kiện cáo với chính quyền trong những ngày gần đây ở Nga - Cơ quan bảo vệ hình luật." ông Pastukhov tuyên bố, cùng với nhân viên cao cấp của hãng Hermitage và một đám luật sư cùng trốn qua London. Rất ít thương gia nào dám khiếu nại với tòa án Nga, vì phần đông là không được quyền đóng tiền tại ngoại và con số bị kết tội bởi sự phán xử của tòa án là 95.5%.
London là nơi tỵ nạn được yêu chuộng nhất vì luật lệ của Anh luôn luôn phủ nhận những yêu cầu đòi trao trả tù nhân và còn khuyến khích sự bảo vệ những nhân vật liên hệ đến chính trị hoặc thương mại như là tỷ phú Boris Berezovsky, đã từng đối đầu với Vladimir Putin và trốn sang Anh năm 2001.
Thưởng thì những vụ khủng bố đều có âm hưởng chính trị trong đó. Hãng mà có giám đốc liên hệ đến phe đối lập với chính quyền thì rất nguy hiểm. Ví dụ như ông Chchvakin và ba nhà thương gia khác đã phải chạy lánh nạn sang Do Thái và Mỹ vì họ tuyên bố ủng hộ Đảng Chính Nghĩa và Tự Do Nga.
Ông Pastukhov tuyên bố: “Không còn an tòan nếu bạn có một sự nghiệp ở Nga nữa!” nếu không biết cách hối hộ cho cảnh sát và nhà cầm quyền bẩn thỉu. Những nhân tài thương mại trẻ tuổi của thập niên 90s, 2000s đã từng là ngôi sao sáng của Moscow dần dần chỉ là những con hổ Siberia còn sống sót – Đó là một mất mát lớn của nuớc Nga trên con đường phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét