Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Cuộc sống ‘đi về’ xa vời của đời tôi


Nói về thống kê ly dị của nước Mỹ thì cũng tương đương với Bắc Âu, được ước tính vào khoảng 45%. Những quốc gia ở vùng Nam Âu và Đông Âu thì tỷ lệ ly dị thấp hơn. Bài viết sau đây là bút ký của một cậu bé sau khi trưởng thành nói lên cảm nghĩ của mình lúc còn thiếu thời khi cha mẹ ly dị và sống ở hai thành phố khác nhau. Hình như bài này được đăng trên tờ tuần sang NewWeeks cũng khá lâu rồi, Sói xin tạm dịch ra Việt ngữ…..
Enjoy - SDH
Cuộc sống ‘đi về’ xa vời của đời tôi
Lúc 5 tuổi, tôi đã khám phá ra rằng những đứa trẻ của gia đình ly dị biết được rằng: ‘Chúng luôn luôn thiếu vắng một người nào đó!’
Tôi sinh ra ở thành phố Berkely (miền Bắc của Cali), sống trong một căn nhà bé nhỏ trên ngọn đồi bao phủ bởi dây leo, một loại cây kiểng nhiệt đới và những cây cổ thụ khổng lồ. Gia đình tôi gồm có ba người, nhưng từ lúc tôi bắt đầu hiểu biết được khá sớm, thì luôn luôn có sự cãi cọ xảy ra. Khi tôi lên bốn, bố mẹ tôi quyết định rằng họ không thể nào sống chung với nhau được nữa. Cùng năm ấy, mẹ tôi di chuyển về Los Angeles (miền Nam Cali), và có một nhà phân tâm học được mướn để quyết định xem tôi sẽ sống ở đâu (với ai). Bố tôi gọi bà này là bà Bác Sĩ ‘Lo âu’. Chơi những trò chơi trẻ con bằng những căn nhà của trẻ nít trong văn phòng bà ta, tôi chỉ cho bà biết rằng  phòng của mẹ tôi ở bên này và phòng của bố tôi ở bên kia. Khi bà ta hỏi rằng phòng của cậu ở đâu, tôi trả lời rằng tôi cũng không biết rằng mình sẽ ngủ ở đâu nữa.
Mặc dù còn rất trẻ, nhưng tôi chấp nhận sự ly thân, ly dị của bố mẹ tôi và cảm nhận rằng điều đó không phải là lỗi của tôi. Nhưng cùng lúc ấy, tôi rất lo sợ! Vì mẹ tôi thì cách xa đến 500 dậm mà lại còn có thêm một người chồng mới. Bố tôi thì cũng có thêm cô bồ, và vấn đề mà tôi sẽ ở với ai cũng chưa được giải quyết một cách ổn thỏa. Ai cũng khuyên tôi rằng tôi phải ở với cả hai, nhưng mà tôi muốn được biết rằng tôi sẽ ở đâu? Cuối cùng nhà phân tâm học quyết định là tôi sẽ sống với bố tôi trong niên học, và sẽ ở với mẹ tôi trong những ngày lễ lớn và vào mùa hè. Tôi bắt đầu bay đi bay lại giữa hai thành phố và hai nếp sống khác nhau. Có lẽ tôi có đủ cây số (nếu tôi đo khoảng cách thì đủ) cho một chuyến bay đi lên hỏa tinh và trở lại. Có ngườI thì thích đi máy bay, còn tôi thì ghét cay ghét đắng những chuyến bay đó!
Năm đầu tiên (vì còn bé) thì hoặc là bố, hay mẹ sẽ đi theo trên những chuyến bay đó. Lúc sáu tuổi, tôi đã bắt đầu đi một mình. Tôi xếp đồ chơi và quần áo vào trong túi đeo lưng của trẻ con (Hello Kitty) và từ giã bố hoặc mẹ ở cổng phi trường của chuyến bay, và người tiếp viên  dẫn tôi lên máy bay. Khi tôi lên bảy, một ngườI đàn bà ngồi cạnh tôi trên máy bay dụ tôi theo đạo Thiên Chúa. Môt vài năm sau, trong một chuyến bay bị không khí chấn động nhào lộn đến nỗi những hộc đựng hành lý trên đầu đều bị mở tung ra, và người đàn ông ngồi sau tôi ói mửa ra bừa bãi. Khi tôi lên mười hai, và trên một chuyến về Los Angeles vào dịp Noel, có một bà không chịu đưa hành lý cho tiếp viên mà lại còn xô cô ta nữa. Chuyến bay bị đình trệ cả hai tiếng đồng hồ; cảnh sát đến kéo bà ta xuống khỏi máy bay, làm cho những hành khách khác vổ tay cổ vỏ. Những chuyến bay đó làm cho sự chia sẻ con cái trong lúc ly dị rất là khó khăn khi người ở một đằng, kẻ ở một nẻo.
Tôi còn nhớ ngày cuối cùng của năm học lớp sáu. Tất cả bạn bè của tôi đang sửa soạn đi biển chơi với nhau - Tất cả bạn của tôi, nhưng không có tôi trong đó! Tôi không thể nào đi theo bọn nó được vì phải bay qua Los Angeles (thăm mẹ). Điều đó không phải là tôi không muốn gặp lại mẹ và bố ghẻ. Nhưng tôi không muốn rời những bạn bè của tôi chút nào cả! Ngày bãi trường sắp đến nơi, tôi bắt đầu giả câm, giả điếc. Tôi rất ghét phải thốt ra cầu giã từ mỗi khi hè đến. Rất là dễ dàng để mà trốn tránh sau một bức tường, giả như là mình bất cần vậy! Bố tôi đưa tôi đến trường với một cái ba lô. Những thằng bạn của tôi tách rời chung với nhau, còn mình tôi thì ngồi trên xe hướng về phía phi trường.......

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét