Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Cậu Bé Alex

Đà Nẵng, Việt Nam: Một trong những đứa trẻ ở trong phòng ăn trường tiểu học Phan Thanh, Alex Huff thì rất dễ nhận diện. Mái tóc vàng ánh, cặp mắt xanh tuyền và cao nghều nghệu giữa đám bạn học; cặp giò của cậu ta quá dài đến nỗi đầu gối của cậu ta gần chạm ngực khi ngồi vào bàn húp tô phở và uống ly sữa nghe xùm xụp.

Trong một thành phố mà ngày xưa đã từng là một căn cứ quân sự lớn nhất của quận đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, ngôi trường nơi bức hình của cụ Hồ chí Minh treo trên tường, Alex vừa 11 tuổi không những là một biểu tượng của sự hàn gắn nhửng vết thương thâm sâu của chiến tranh. Nhưng nó còn đi xa hơn thế nữa.
Tiếng Việt của Alex giỏi đến nỗi mà gần đây cậu ta về nhì trong một cuộc thi việt văn toàn quốc giống như là National Spelling Bee ờ bên Mỹ này. Người ta nghĩ rằng cậu là người ngoại quốc đầu tiên đậu cao như thế.
Từ khi còn ở lớp mẫu giáo, Alex là người ngoại quốc độc nhất bao vây chung quanh bởi nhiều trẻ em Việt Nam khác. Bố mẹ của cậu ta, Bob và Katheleen Huff, di chuyển đến đây hơn năm năm về trước từ T.P. DeQueen, T.B. Arkansas, để giúp đở những trẻ em tật nguyền. Không có trường dành cho học sinh ngoại quốc ở vùng này, họ ghi tên cho con của họ trong một lớp mẫu giáo mà không nói một lời bằng tiếng Mỹ. Sau đó cậu ta học hai năm ở Hà Nội trước khi gia đình dời ra Đà Nẳng.
"Khi chúng tôi mới bắt đầu, tôi tưởng rằng chỉ để cậu lại trường trong một vài tiếng đồng hồ là tối đa. Nhưng đến khi chúng tôi quay lại sau giờ tan học để đón nó" Bà Kathleen Huff hồi tưởng lại: "Nó nhìn thẳng về trước, với giọt nước mắt đang lăn dài trên má, và thút thít, ‘Con có thể học được' Tôi trả lời, ‘OK.' "
Những đứa trẻ trong lớp ít khi nào thấy được người Tây Âu, thường thích nhìn Alex một cách chăm chú khi cậu ta đang ngồi học bài, hay lân la đến gần để sờ mó làn da của cậu. Alex khám phá ra rằng ở Việt Nam, trẻ con cũng chơi trò cút bắt, và cậu ta bắt đầu làm bạn với những trẻ khác.
Nhưng ngôn ngữ Việt Nam rất khó mà lãnh hội được. Mặc dù các mẫu tự bằng tiếng La tinh, có đến sáu thanh riêng biệt, mỗi thanh làm thay đổi ý nghĩa của một chữ. Âm điệu làm cho ngôn ngữ trở thành du dương như âm nhạc.
"Tôi cứ tiến bộ dần dần,'' Alex kể: "có lẽ tôi đã thông thạo tiếng Việt vào năm lớp Bốn.''
Giờ đây "Khi họ nhìn thấy một cậu bé Âu Tây và dùng tiếng Anh để nói chuyện với tôi, sau khi tôi trả lời bằng tiếng Việt, họ rất lấy làm ngạc nhiên. Nhưng họ lại nghĩ rằng: ‘Ồ! tôi tưởng cậu là người ngoai quốc chứ. Nhưng sao cậu lại nhuộm tóc màu vàng làm chi vậy?'"
Người Mỹ đến Việt Nam vào thập niên 90' khi quốc gia đang cần, giống như Trung Quốc, mở rộng thị trường mậu dịch, trong khi vẫn giữ chính sách của đảng Cộng Sản. Một số người giống như gia đình ông Huff, đến đây giúp đỡ trẻ em, còn những người khác đến đây vì lý do kinh tế.
Ngày nay, vào khoảng 2.700 người Mỹ sinh sống tại VN, phần đông ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, trước gọi là Sàigon, đều có trường dành riêng cho người nước ngoài. Đà Nẳng ở miền Trung VN, 470 miles về hướng nam của Hà Nội, không có được phương tiện đó. Vì thế ngôi trường ba tầng của Alex nằm tọa lạc cách một ngôi chùa, cửa thì mở rộng để cho khí trời bay vào mát mẻ, không cần phải có máy lạnh.
Alex cảm thấy dễ chịu, xem VN như quê hương của chính mình.
"Tôi không còn biết những đúa trẻ ở bên Mỹ chơi những trò chơi gì nữa,'' cậu ta vừa nói vừa cầm tay những thằng bạn thân nhất, mà những cái đầu của chúng chỉ đụng đến ngang cùi chỏ của Alex mà thôi. "Khi tôi trở về Mỹ, nó giống như là văn hóa đi ngược dòng.''
Nhưng những đứa bạn của Alex cũng tiếp thu được những gì ở thế giới bên ngoài. Lê Nguyễn Vân Anh cười rạng rở líu lo nói rằng Mickey Mouse là phim hoạt họa cô ta thích nhất và Britney Spear là ca sĩ nỗi tiếng nhất vì "Cô ta rất là đẹp và nhảy thật hấp dẫn.''
Bé Anh và Alex làm bạn từ lớp mẫu giáo và cả hai đều đủ điểm cao để có thế tự lựa chọn trường trung học cho mình năm tới. Bé Anh là học sinh xuất sắc nhất trường, trong khi Alex gây một ấn tượng rất mạnh mẽ khi cậu ta tranh tài Việt văn, kể chuyện về một con beo cuối cùng được làng xóm chấp nhận sau khi giải thích cho họ hiểu không phải ma quái đã gậm mất đi những ngón tay và ngón chân của mình.
"Tôi nghĩ rằng cậu ta có tài, nhất là khi cậu ta kể chuyện. Cậu ta giỏi hơn những hoc sinh VN khác nhiều'' Ông Đặng Văn Tiến tuyên bố, con gái ông ta học cùng lớp với Alex. "Sau khi tốt nghiệp đại học, Alex có thể về lại bên Mỹ và dạy tiếng Việt. Cậu ta sẽ làm cho hai quốc gia gần gũi nhau hơn.''
Bố của Alex, Bob Huff, nói rằng đó là lý do gia đình của ông ta di cư về đây, Ông ta đã từng chỉ huy một phi đôi trực thăng ở VN vào năm 69-70. Ông nói tiếp, mặc dù ông đã quên dần đi nhiều dĩ vãng đau thương, nhưng ông vẫn không bao giờ quên những đứa trẻ con vô tội.
"Chiến tranh nào cũng có chết chóc, đau thương của nó, nhưng những chết chóc ở trong nội tâm của họ sẽ khó mà nguôi ngoai được'' ông ta nói.
"Chúng tôi muốn được nhìn nhận như một con người thật sự, tiêu biểu qua những gì chúng tôi đang làm ở nơi đây, chứ không phải những dĩ vảng của chiến tranh. Chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến được một đứa trẻ Mỹ mà không thua kém gì đối với trẻ con VN. Nó nói lên điều mà người Việt có khả năng để vượt qua được những quá khứ đau thương đó'' Ông ta tuyên bố.
Sói Đồng Hoang
Dịch từ bài "Alex" By Margie Mason The Associated Press
Năm 2003

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét