Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Ngườì Yêu Dấu Đó

Không biết Sói đọc câu chuyện này ở đâu và hình như là vào năm 2006 thì phải, của một cô bé gái Việt. Chắc là còn trẻ vì lời văn của cô ta rất là mộc mạc và chân thành. Sói tạm dịch ra Việt ngữ để mọi ngưòi cùng thưởng thức.
Enjoy – SDH, 2012
                  
Người Yêu Dấu Đó
 (That special someone)

“Texas, 1961” là tựa đề của một câu chuyện xảy ra trong gia đình của bà Mary Karr, tác giả của quyển sách. Bà Karr kể lại thuở ấu thời của bà. Câu chuyện bắt đầu từ lúc ngoại của bà về ở với gia đình, và được gọi là ngoại Moore. Từ đầu quyển truyện,. Bà Karr đã tỏ một thái độ không thân thiện với bà ngoại Moore, chê là ngoại đã làm gia đình mình thay đổi lối sống. ngoại bắt bà Kaar phải ăn và mặc như thế nào, và tư cách phải như thế nào….Bà ngoại thì chỉ muốn chăm sóc các cháu bởi vì bố mẹ chúng không đóng trọn cái vai trò của cha mẹ. Bố mẹ thì bỏ bê hai đứa con. Mary và Lecia. Họ cho con cái ăn uống trên giường và ăn mặc không kín đáo trong nhà. Tuy nhiên khi câu chuyện được kéo dài thêm hơn, bà Karr tiết lộ ra những hành vi quái dị của ngoại mình. Ví dụ như mẹ của bà Karr tuyến bố rằng ngoại thích chơi trò chơi thám tử. ngoại theo dõi, rình rập nhà hàng xóm và thu nhặt tóc và bụi bậm từ đồ nội thất. Nói một cách rõ hơn theo bà Karr thì ngoại không được bình thường lắm. Đôi lúc ngoại mang một cái túi bên trong có cái cưa sắt. Thành kiến về ngoại mình không bao giờ được  khấm khá hơn từ lúc ngoại mình đặt chân đến gia đình bà. Bà Karr trở nên hư hỏng hơn, lúc nào giận dỗi thì la hét lên không ai cấm cản được. Cô em gái của bà, Lecia, còn đi sang các nhà hàng xóm nói dối là cô là là thành viên của hội từ thiện Ung Thư Mỹ. Theo câu chuyện từ đầu đến cuối, thì gia đình này như là ứng hành một công thức sẽ đưa đến sự sụp đổ.
Bà Karr còn tiết lộ những điều thầm kín của ngoại khi người gần đến lúc qua đời. Bà nói:
Công bằng mà nói, ngoại lúc đó cũng đang sắp sửa lìa đời vì bệnh ung thư lúc 50 tuổi, cho nên cũng không trách ngoại được. Giờ, tôi vẫn còn nhớ là không ai tỏ lòng thiết tha, yêu thương đối với ngoại và ngược lại cũng thế. Gò má của bà thì khô héo như quả táo héo hon và mùi hăng như là đám lục bình lềnh bềnh trong ao hồ. Tôi thì miễn cưỡng lắm mới phải hôn trên má của bà. mặc dù tôi là một người rất là dễ dàng mở rộng đôi cánh tay để ôm một người lạ, ví dụ như là ông bán hàng dạo, bà đứng tính tiền,….
Điều khó hiểu là khi tác giả nhắc đến bệnh tình của ngoại mình cho đến giờ phút cuối thì hình như là bà ta không có được một chút trắc ẩn trong lòng bà. Bà diễn tả đôi má của ngoại mình như quả táo héo hon nên nhìn không đẹp lắm. Điều trớ trêu là bà có thể ôm chào một người lạ, và lại cảm thấy không thoải mái với người thân thiết là ngoại mình, ngoại Moore. Đối với người già cả như ngoại Moore, thì phải có sự tôn trọng. Sự mô tả của bà Kaar về ngoại mình trong thuở ấu thời thì hoàn toàn khác hẳn với những kỷ niệm của tôi về Nội.
Tôi thường gọi bà là “Ba Noi”. Nghĩa là bà trong ngôn ngữ Việt. Khi còn bé, tôi thích gần gũi với nội vì nhiều lý do. Tôi còn nhớ lúc bấy giờ tôi rất là cô đơn vì bố mẹ bỏ bê tôi một mình. Bố của tôi thì chơi quần vợt giỏi. nên lúc nào rảnh thì cũng ở sân quần vợt với bạn mình, là những người đàn ông trung niên và đang ly dị. Còn mẹ tôi thì sao? Bà không còn hiện diện nơi này nữa. “Mẹ con đã đi Mỹ với các em của con rồi!” nội nói, “Lập cơ hội mới!” Nhiều năm sau, tôi mới nhận thức được rằng mẹ tôi đau khổ vì bố có bồ nhí, cho nên bà muốn chấm dứt ngay tại chỗ bằng mọi cách. Dù sao đi nữa tôi cũng tìm được niềm an ủi nơi nội, bà là người thân duy nhất của tôi.
Kể từ ngày ông nội tôi qua đời, thì bố và tôi dọn về ở chung với bà nội. Tôi vẫn còn nhớ thật rành rành trước mắt một ngày tôi  bên nội. Ngày hôm đó nội mặc một cái áo màu xanh, quần dài đen, khăn quàng qua cổ, và đôi guốc cao gót. Nội nhìn trẻ trung hơn vì người ngồi trên bàn trang sức hằng giờ. Khuôn mặt của người rất là thu hút như một cô gái trẻ tuổi. Bà thoa son  đỏ trên bờ môi. quét chút màu hồng lên đôi má, và vẽ đôi lông mày đen và dài. Mái tóc ngắn của bà được chải vào và  xếp theo nếp thật gọn ghẽ. Móng tay người lúc nào cũng được sơn phết màu nhàn nhạt. Mùi nước hoa thì thật là hấp dẫn, và đôi lúc tôi trộm sức lên nguời khi bà không có đó. Lúc nào bà  cũng mượt mà để thể hiện lên một biểu tượng của phái nữ theo đúng nghĩa của nó trong trí óc non nớt của tôi.
Đó là lúc dạo xuống khu chợ búa. Ở Việt Nam, khu chợ nằm ngay trên đường, mùi thịt cá, rau cải xông lên nồng nặc. Mùi hôi hám xông lên đôi lúc như là thú vật chết. Bà nội luôn luôn giảng dạy, “Con gái thì phải học cách đi mua thực phẩm” bà tiếp “Kể cả cháu nội của bà.” Bà dạy tôi cách chọn rau cải còn tươi tốt trong đống rau lẫn lộn với rau đã bị hư rồi. Bà còn chỉ cách lựa chọn những quả cà chua bằng cách bấm vào trái cà. Bà nội tôi không màng dùng lớn tiếng khi mặc cả với người bán hàng để được giá thấp. Cuối cùng lúc nào bà cũng lựa được miếng thịt ngon nhất. Về đến nhà thì tôi giúp bà rửa rau cải. Chỉ trong vòng dưới 1 giờ là bà đã nấu xong ba món ăn: Rau xào, thịt bò ướp tiêu và canh cà chua.
Tôi giúp bà dọn bàn, và tôi luôn là người đầu tiên vét sạch chén cơm với những món ăn hấp dẩn.
Thời tiết bên Việt Nam thì ẩm thấp làm cho đầu tóc dễ bị dơ và ngứa. Bà nội và tôi thường ra tiệm uốn tóc từ lúc tôi lên năm. Chúng tôi để cho người thợ thân quen gội đầu. Nuớc lạnh được dội lên tóc tựa như là một ngày đi tắm biển. Kế tiếp là người thợ cắt tóc cho tôi, lúc nào cô ta cũng cắt thật ngắn, làm cho tôi nhìn giống một đứa con trai. Lúc đó thì tôi không được hài lòng lắm, nhưng khi được nghe nội kể chuyện vui cười thì tôi lại quên phắc ngay đi.
 “Con có nghe tiếng chuông đổ không?” Nội hỏi. Tôi biết ngay là đến giờ phải đi lễ nhà thờ. Tôi còn nhớ là lắng nghe cha giảng rất là nhàm chán. Tôi đợi đến khi nội vào trong nhà thờ rồi thì tôi lẻn ra sau nhà thờ. Nội không bao giờ trách mắng tôi vì tội  không ngoan đạo. Tôi còn trẻ và đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến phim hoạt họa và chơi video games. Để làm vui cho nội trong ngày đó, tôi hay kể cho nội nghe những  câu chuyện không tưởng tôi đã học đưọc trong ngày ở trường. Nội lúc nào cũng cười vui và cổ võ lên thêm. Nội hứa là sẽ kể cho tôi nghe một câu chuyện, nhưng bà chưa bao giờ kể.
Tôi không còn được gặp nội thường xuyên nữa vì người vẫn còn sống bên Việt Nam. Tôi nghĩ rẳng nội không muốn qua Mỹ vì bà có một cuộc sống thoải mái bên đó. Tôi sang thăm nội vào mùa đông vừa rồi. Bà không còn khỏe mạnh như xưa vì chứng tiểu đường và xương chậu bị nứt nên không còn đi đứng được nữa. Tôi rất buồn khi bố tôi nói là nội sẽ không còn sống được thêm bao lâu nữa. Sức khỏe của người yếu dần đi. Nhưng khi nhìn vào ánh mắt người, vẫn là ánh mắt của dịu dàng, trìu mến đó. Nội vẫn là người yêu quí nhất mà tôi không bao giờ muốn người phải ra đi. Nhưng tôi cũng hiểu đó là định luật của vũ trụ không ai tránh được cái chết. Đôi lúc tôi nhớ đến nội, một người tôi rất là kính trọng và tôn sùng. Bà gần gũi tôi hơn chính cả bố mẹ của tôi. Khi tôi đọc câu truyện “Texas, 1961”, tôi rất lấy làm ngạc nhiên về thái đội của họ đối với bà ngoại. Trái nguợc hẳn những gì khi tôi nghĩ về bà nội thân yêu của tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét