Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

5 loại bọ nguy hiểm nhất thế giới

(Kienthuc.net.vn) - Có rất nhiều loài bọ nguy hiểm như muỗi, ruồi, bọ cạp, nhện góa, ong sát thủ, ong bắp cày, ong bắp cày Nhật Bản, bọ chét, bọ hút máu, kiến lửa...
Sau khi tham khảo nhiều bài viết, các nguồn thông tin khác nhau cũng như qua thực tế, kinh nghiệm cho rằng các loài bọ nguy hiểm là những loài truyền bệnh nguy hiểm, gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Muỗi, đặc biệt là muỗi Anophel thì hầu như ai cũng biết đến sự nguy hiểm của chúng, ruồi ngủ Châu Phi là nỗi lo sợ của nhiều người đi công tác cũng như du lịch ở Châu Phi.
1. Muỗi Mosquito
Hàng năm, muỗi giết nhiều người hơn bất kỳ loài bọ hay động vật nào khác trên trái đất nên có thể xem muỗi là một trong những loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới. 
Có trên 2.500 loài muỗi khác nhau và chúng sống ở khắp nơi trên thế giới. Việc xác định chúng dựa vào vòi hút, muỗi cái dùng vòi để hút máu, vòi cũng được dùng để đẻ trứng.
Muỗi là một tác nhân truyền bệnh và mang nhiều bệnh hơn bất cứ loài côn trùng nào khác trên trái đất. Có lẽ loài muỗi nguy hiểm nhất là muỗi Anophel. Nó truyền bệnh sốt rét.
Ở Mỹ, các loài muỗi được biết truyền bệnh viêm não. Các bệnh khác mà muỗi mang mầm bệnh gồm cả bệnh sốt vàng. Các bệnh mà muỗi lan truyền tới hàng triệu người mỗi năm, kết quả có hàng triệu cái chết hàng năm. Muỗi không bao giờ mắc bệnh, chúng chỉ truyền bệnh mà thôi.
Muỗi hấp dẫn bởi mùi mồ hôi của vật chủ. Chúng có thể ngửi thấy nạn nhân từ cách xa đến 50km. Mồ hôi càng có nhiều chất Carbon dioxide, càng hấp dẫn đối với muỗi. Những người mang thai và quá cân có nguy cơ bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác.
Muỗi đốt cần được điều trị nhanh để ngăn nhiễm trùng. Có một số loại kem và các thuốc chữa muỗi đốt khác như dung dịch kẽm, dễ dàng làm giảm ngứa vết muỗi đốt.
2. Ruồi ngủ xê xê (Tsetse Fly)
Giống như muỗi, ruồi ngủ xê xê Châu Phi là một tác nhân truyền bệnh. Chúng chủ yếu thấy ở châu Phi và có thể nhận biết bởi vòi của chúng. Vòi được sử dụng để hút máu cả người và động vật, đôi cánh của chúng gập lại ở phía trên khi nghỉ. Các bệnh chủ yếu lây lan qua ruồi xê xê ở Châu Phi là bệnh Trypanosomiasis, còn gọi là bệnh ngủ. Căn bệnh này ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân ở một số quốc gia, chủ yếu là Châu Phi. 
Bệnh ngủ Châu Phi không chỉ ảnh hưởng đến con người, mà còn đến gia súc, với khoảng 3 triệu động vật chết mỗi năm. Các vết cắn của ruồi ảnh hưởng đến gần nửa triệu người mỗi năm, trong đó có người bị chết do bệnh ngủ.
Bệnh ngủ hiện đang là căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi, sự bùng nổ với số lượng người bị bệnh ngủ do ruồi xê xê cắn tăng hàng năm. Không giống như muỗi và các loại ruồi đốt khác, chỉ có con cái hút máu, đối với ruồi xê xê ở Châu Phi thì cả con đực và con cái đều hút máu.
Có nhiều nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngủ, bao gồm tuổi tác, hệ miễn dịch, giới tính và tình trạng sức khỏe của con người. Cần cẩn thận khi đi du lịch đến các quốc gia nơi phổ biến căn bệnh này, đặc biệt là châu Phi. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh ngủ cao hơn người lớn.
Khi bị ruồi xê xê Châu Phi đốt, nạn nhân sẽ có triệu chứng cúm, mệt mỏi, đau đầu, sưng tấy và trong nhiều trường hợp sốt cao, nói lắp và động kinh. Bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh được phát hiện sớm nên được điều trị ngay để ngăn chặn nguy cơ gây tử vong. Cần tư vấn bác sĩ ngay lập tức để có các phương pháp điều trị y tế. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể không xuất hiện trong vòng vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi nạn nhân bị đốt.
Những người đi du lịch trong khu vực có ruồi xê xê nên chú ý và sử dụng quần áo bảo hộ. Có một số loại lưới và màn đặc biệt để giảm nguy cơ bị đốt. Ở những nơi có gia súc nên cẩn thận và tránh ở đó trong thời gian dài.
3. Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản hay ong bắp cày Châu Á (Japanese Giant Hornet or Asian Hornet)
Những con ong bắp cày khổng lồ có thể lên tới 75 mm chiều dài và có vết cắn đau đớn hơn bất kỳ loài côn trùng đốt chích nào khác. Nọc độc được tiêm từ ngòi của ong có chứa 8 loại hóa chất khác nhau không chỉ gây tổn thương mô, mà để lại một mùi thu hút nhiều ong bắp cày khác cho nạn nhân.
Nó không phải là loài đặc biệt hung hăng trừ khi nó cảm thấy bị đe dọa. Ong bắp cày có nọc độc được tiêm từ 6,25 mm ngòi sẽ tấn công hệ thống thần kinh và gây hại mô của các nạn nhân.
So với các ong bắp cày có nọc độc, nó không phải đặc biệt nguy hiểm theo trọng lượng so với loài ong khác. Tuy nhiên, hiệu lực nọc độc của nó xuất phát từ số lượng tương đối lớn hơn so với nọc độc có thể tiêm chích mỗi vào nạn nhân.
Vết cắn cực kỳ đau đớn và cần phải đến bệnh viện điều trị. Trung bình hàng năm có trên 40 người chết mỗi năm do loài ong này đốt. Nó trở thành loài vật nguy hiểm nhất tại Nhật Bản, giết người nhiều hơn bất kỳ loài động vật hoang dã nào khác tại Nhật Bản.
4. Ong sát thủ (Killer Bees)
Ong sát thủ hay ong mật Africanized là kết quả của một thí nghiệm khoa học sai lầm khủng khiếp. Trong thí nghiệm khoa học, các nhà sinh học đã cố gắng tạo ra một loài ong sản xuất bằng việc lai tạo ong mật lai châu Âu với những con ong Châu Phi khỏe mạnh. 
Nhưng thật không may, thử nghiệm này đã không thành công và đã không tạo ra những con ong theo mong muốn. Thay vì ong sản xuất, họ tạo ra những con có bản chất hung hăng.
Những cái chết người xảy ra rất dễ dàng và khi chúng tấn công theo bầy, đôi khi nạn nhân bị ong đốt đau nhói suốt cả ngày. Số người chết do ong đốt dự kiến lên đến hàng ngàn người khi như những con ong này thâm nhập vào các vùng lãnh thổ mới.
5. Nhện góa đen (Black widow)
Nhện góa đen là một trong những con nhện độc nhất trên thế giới và có thể nhận thấy bởi các đồng hồ cát màu đỏ trên bụng của chúng. Nhện góa đen có thể thấy trong ở các khu vực khác nhau trên thế giới. 
Các loài phổ biến nhất của nhện góa đen ở Mỹ là Nhện góa đen miền Bắc, nhện góa đen miền Nam và nhện góa đen miền Tây. Cả ba loại đều rất độc.
Tên loài nhện được đặt do nhện cái ăn thịt người bạn đời của mình sau khi sinh sản. Tuổi thọ trung bình của nhện góa đen trong tự nhiên là 1 - 3 năm. Ngoài thức ăn đôi khi là nhện đực, nhện cái cũng dùng mạng nhện của mình để bắt những con mồi khác như sâu, bọ cánh cứng, muỗi và ruồi.
Mặc dù rất độc, các vết cắn của nhện góa đen hiếm khi gây tử vong người. Tuy nhiên, các vết cắn có thể gây tử vong trẻ nhỏ, những người có bệnh tim hoặc người có vấn đề về sức khỏe và người cao tuổi.
Một số nạn nhân bị nhện cắn đã không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Khi bị cắn, nạn nhân ban đầu sẽ bị đau, thường theo sau là đau bụng, cơ bắp bị chuột rút và trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, ngất xỉu và đau ngực.
Những người có các triệu chứng nghiêm trọng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức để có thể được điều trị kịp thời. Thuốc giảm đau thường giúp để giảm bớt sự khó chịu và gạc nóng lạnh có thể có ích.
Nhện góa đen là những sinh vật sống về đêm và mặc dù chúng có xu hướng không làm tổ trong nhà ở của con người, nhưng có thể tìm thấy chúng trong các khu vực như nhà để xe.
Giống như nhiều loài bọ khác, nhện góa đen thường chỉ cắn khi bị chọc tức. Nên cẩn thận khi đi lang thang xung quanh khu vực đặc biệt tối nơi nhện có khả năng làm tổ và nên tránh khiêu khích chúng.
TS Vũ Văn Liên
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét