Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

10 cái cầu Yahoo xếp vào loại khủng khiếp nhất

Ầu ơơơ …
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Có phải vì khó đi mà chiếc cầu tre (cầu khỉ = monkey bridge = pont de singes) của Việt Nam đã được Yahoo xếp trong top 10 cầu khủng khiếp nhất, đứng thứ 9 và chỉ trên chiếc cầu Hussaini của Pakistan. Rất may là Yahoo đã không biết đến chiếc cầu treo có một không hai của Việt Nam (xem ở cuối bài). Nếu không thì Việt Nam sẽ được "đứng" cao hơn nữa, có lẽ đứng nhất.  
Sau đây là top 10 cây cầu khủng khiếp nhất.
1. Bridge of the Aiguille du Midi (France)
Không thể không sợ độ cao trong trường hợp này. Cây cầu thật ấn tượng trong dãy núi Alpes của Pháp. Nó nằm ở độ cao 3,842m, có một chiếc xe cáp vận chuyển và cuộc hành trình mất khoảng hai mươi phút. Cây cầu này dùng để nối hai mặt của hai vách đá.
2. Royal Gorge Bridge (Colorado, Mỹ)
Đây là cây cầu treo cao nhất trong cả nước. Được xây dựng vào năm 1929, bắt đầu sử dụng vào năm 1982 (sau khi xử lý gió)! Nó cao hơn 280 mét, và nằm trên sông Arkansas…
3. Suspension Bridge Trift (Switzerland)
Việc bảo hiểm cho người đi qua cầu này là điều mang nhiều rủi ro! Nó là một cây cầu cho người đi bộ cao 99 mét, được xây dựng vào năm 2004 để đi vào một cabin điều khiển từ xa tại một sông băng ở dãy Alpes Thụy Sĩ. Năm 2009, những tay vịn cho cầu mới được gắn.
4. Rope bridge Carrick-a-Rede (Northern Ireland)
Cầu cao 30m. Trước đó, không ai bị rơi từ cây cầu này. Tuy nhiên, nhiều du khách muốn được trở về điểm đến của họ bằng cách đi tàu hơn là quay trở lại cầu. Cầu này ban đầu được xây dựng bởi các ngư dân để đi đến một hòn đảo nhỏ nuôi cá hồi, nhưng do sự tò mò của nhiều du khách muốn thử cảm giác mạo hiểm, nhà chức trách đã quyết định thay thế nó bằng một công trình ổn định hơn với hai đường dốc.
5. Capilano Suspension Bridge (Canada)
Cây cầu bằng ván tuyết tùng cao 70m này được xây dựng vào năm 1889. Cầu rất hẹp và không ổn định. Cầu bắc dọc theo một con sông giữa khu rừng gần Vancouver.
6. Mackinac Bridge (Michigan, Mỹ)
Khi tiếp cận cây cầu, nhiều người đã trở nên lo lắng họ không thể vượt qua nó. Chính quyền bang Michigan đã mở thêm dịch vụ cho phép người điều khiển xe của bạn có thể di chuyển đến phía bên kia của cây cầu.
7. Ojuel Bridge (Mexico)
Cây cầu nay đã hoang vắng hơn trước khi hoạt động khai thác mỏ của nó đã kết thúc. Khi xây dựng, kỹ sư người Đức Santiago Minghin đã dùng gỗ để làm cầu, kết hợp với cáp thép. Nó cao đến 100m.
8. Chesapeake Bay Bridge (Maryland, Mỹ)
Đây là cây cầu cao 180m bắc qua vịnh Chesapeake kết nối phía Đông và phía Tây Maryland. Vượt qua cây cầu rất dễ dàng: các cơn bão xảy ra thường xuyên và do đó khả năng nhìn thấy là gần như bằng không! Trong thời tiết xấu, chiếc xe phải dừng lại ở giữa cầu và chờ cho đến khi cơn mưa hoàn toàn dứt.
9. Monkey Bridge (Việt Nam)
Nó được gọi là cây cầu khỉ, vì nó uốn cong khi bạn vượt qua. Nó được làm bằng tre. Đây là cây cầu đặc trưng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
10. Hussaini Suspension Bridge (Pakistan)
Hãy cẩn thận, cây cầu cần nhiều tính mạo hiểm ở bạn nếu muốn băng qua. Rất không ổn định, nó băng qua dòng Hunza nổi tiếng mạnh mẽ. Sẽ không quá khó khăn và đáng sợ nếu dòng sông này không được nhìn thấy từ trên cầu qua những miếng gỗ cũ và cáp treo bị hỏng…
NN (gởi)
“Rùng rợn” cây cầu treo có một không hai
(Dân trí) - Cây cầu treo ở thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) được làm từ năm 1991. Cầu (hoặc có lẽ không thể gọi là cầu) lưa thưa, nhỏ hẹp, chênh vênh, như một tấm lưới treo trên miệng Hà Bá…
Biết qua cầu là nguy hiểm nhưng hàng ngày người dân thôn Ba Cẳng vẫn bất chấp mạng sống mà di chuyển trên chiếc cầu này, bởi đây là cách giúp họ có thể qua bên kia bờ sông lao động, mưu sinh.
Mặt cầu treo Ba Cẳng chỉ là những cành cây lồ ô, các cây gỗ nhỏ đan lưa thưa qua những sợi dây thép được buộc ở hai gốc cây căng qua sông Chò. Do làm thủ công nên bà con phải thường xuyên sửa chữa bằng cách tự thay những cành cây mới vào những chỗ mặt cầu bị gãy, mục.
Thời điểm này, nhiều điểm trên mặt cầu đã trống hoác. Người dân nói họ lại sắp phải sửa chữa lại…
Ông Cao Minh Tuấn, Chủ tịch xã Khánh Hiệp, chia sẻ: “Bản thân tôi chứng kiến cảnh bà con qua cầu trong sự nguy hiểm đến tính mạng cũng rất lo lắng. Chúng tôi rất mong muốn có được một cây cầu khác chắc chắn hơn, an toàn hơn. Tuy nhiên kinh phí của xã không đủ để xây dựng một cây cầu khác. Đi cầu này, nhiều tai nạn đã xảy ra, nặng thì gãy xương sườn, nhẹ thì gãy tay, gãy chân… nhưng bà con cũng phải chấp nhận chứ biết đi đường nào?”.
Thôn Ba Cẳng có 194 hộ, hầu hết thuộc dân tộc thiểu số như: Raglai, Êđê, Tày, Nùng, T’rin… Cây cầu này với họ đi mãi thành quen, chứ người lạ tới đây, nhìn qua thôi đã rợn tóc gáy.
Nguyễn Thành Chung

2 nhận xét:

  1. Việt Nam mình còn có một cây cầu treo nửa cũng rất là khủng khiếp vì các em nhỏ phải đu từ bờ sông này qua bờ bên kia để đi học .Chẳng biết bây giờ còn hay không ?

    Trả lờiXóa
  2. Di qua cầu tre chắc phải đi bằng chân trần vì mang giầy,dép có nguy cơ bị lọt xuống sông .

    Trả lờiXóa